Hotline: 0351 858 9999

Na - cây đuổi nghèo ở Ba Sao

Ở nơi chỉ có đá và… đá nhưng na đã mọc lên, đơm hoa kết trái, trở thành cây xoá đói, giảm nghèo ở vùng núi đá Ba Sao (Kim Bảng, Hà Nam).

Về Ba Sao, đi dọc Quốc lộ 21B, nhìn về phía núi đá vôi chỉ thấy na và na! Những vườn na xanh một vùng đá tai mèo, chạy dài cả gần chục cây số.

Trưởng thôn Trịnh Văn Huy chăm sóc vườn na của gia đình
Trưởng thôn Trịnh Văn Huy chăm sóc vườn na của gia đình

Nghèo vì không có đất canh tác

Ông Trịnh Văn Huy- Trưởng thôn 7, cho biết, Ba Sao chủ yếu là đồi và núi đá. Xã có 7 thôn, tất cả đều không có một vuông đất cấy lúa nào. Nhà ở mặt đường thì mở cái quán cóc bán vài thứ lặt vặt kiếm thêm đồng mắm, đồng muối, còn các nhà khác đều phải dựa vào rừng để sống. Hơn chục năm nay, rừng vẫn còn cây và người dân ở đây vẫn phải sống bằng nghề đốn củi phá rừng. "Miệng ăn, núi lở", cây hết còn trơ lại núi đá và đồi trọc.

Cây trụi, củi hết, người dân chuyển sang đốt nương trồng ngô, sắn... Song địa hình dốc, đá nhiều hơn đất, nên chỉ trồng được một vụ. Sắn không ra củ, ngô không trổ hạt!

“Trồng ngô, sắn không được, chúng tôi lại xoay sang trồng dâu nuôi tằm, rồi nhãn, vải... Nhưng chỉ sau vài năm, dâu chết đằng dâu, nhãn chết đằng nhãn vì khô hạn, cây ra hoa nhưng không đậu quả, nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Trẻ em trong xóm, đứa nhỏ thì bỏ học vì nhà nghèo, đứa lớn thì bỏ làng vào Nam đi làm thuê cũng vì nghèo. Đã nhiều lần cán bộ Lâm nghiệp đến nghiên cứu chất đất, để tìm cây trồng thích hợp để cứu bà con, mất hàng chục năm mới chọn được cây na"- ông Huy cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Điêm ở xóm 5 kể: "Trước kia gia đình tôi trồng 2ha vải, nhãn lồng, những tưởng sẽ thoát nghèo, nào ngờ lại ôm nợ vào thân. Trồng nhãn, vải không ra quả, thấy bà con thi nhau chặt hết nhãn, vải để trồng na dai, năm 2000 tôi cũng chuyển sang trồng na. Thú thực lúc đó tôi chỉ nghĩ trồng na cho khỏi để trống đất". Hơn 10 năm gắn bó với cây na dai, ông Điêm đã trả được số nợ gần 50 triệu đồng vay để trồng nhãn, vải mà còn xây được nhà, mua được nhiều vật dụng sinh hoạt giá trị.

Thoát nghèo nhờ na

Hiện cả xã Ba Sao có khoảng 100ha na dai, mỗi năm xuất hàng chục tấn na ra thị trường. Theo ông Huy, na đã bám rễ ở đây từ lâu, nhưng chỉ là na bở, kém chất lượng nên hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1998, ông Duy Hộ, khi đó là Giám đốc Nông trường Ba Sao đã lấy giống na dai từ Bắc Giang, Lạng Sơn về trồng thử. Na phát triển rất tốt, quả sai, ngọt dai, thơm, bán được giá. Thế là nhà nhà trồng na dai. Cả xã hiện có khoảng 60% số hộ trồng na, nhiều hộ trồng tới 4 - 5ha.

Vào tháng 5 - 6 nên quét một lượt nước vôi quanh gốc na để tránh sâu bệnh. Khi na chuẩn bị ra hoa, nên bón thêm ít lân, kali để quả đậu nhiều và trái ngọt hơn.

Anh Nguyễn Văn Thành

Ông Vũ Công Đức - Chủ tịch UBND xã Ba Sao cho biết: "Do địa hình và thổ nhưỡng của Ba Sao là núi đá vôi, so với các cây trồng khác, na là cây chịu hạn, sâu bệnh tốt nhất, thời gian sinh trưởng ngắn, trồng khoảng 3 năm từ cho thu hoạch. Với giá na hiện nay từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt mỗi sào (360m2) cho 8-10 triệu đồng. Nhiều hộ đã thoát nghèo, làm giàu từ cây na!".

Trồng cây na rất dễ, tuổi thọ cây na từ 8 - 12 năm, sau mỗi vụ thu hoạch chỉ cần xới đất lên, bón một lượt phân hữu cơ trộn với vôi bột, chờ đến vụ sau thu hoạch. Anh Nguyễn Văn Thành, ở xóm 5 có gần 3ha na cho hay: "Vụ na năm 2010, nhà tôi thu gần 100 triệu đồng, năm nay giá na cao hơn nên chắc thu nhập sẽ hơn. Năm 2012 tôi tính sẽ thầu thêm 1ha nữa để trồng na trái vụ. Nhờ na thương đất nghèo, đất khó đã cho quả ngọt, chứ không chúng tôi chẳng biết trồng cây gì trên mảnh đất mở mắt ra là thấy đá này".

Từ xã nghèo, giờ đây Ba Sao đã đứng vào hàng khá giả. "Rất mong các cơ quan chức năng giúp chúng tôi xây dựng thương hiệu na Kim Bảng" - ông Huy bày tỏ.

Theo Việt Tùng (Báo Đất Việt)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Liên hệ
Hotline
0351 858 9999
Khu vực TP. Phủ Lý
Bán buôn văn phòng phẩm
Mr. Tiệp: 0912 368 522
E-Mail: mrtiep@vpptrangia.vn
Tuyến huyện
Bán buôn văn phòng phẩm
Mr. Anh: 0912 368 522
E-Mail: mranh@vpptrangia.vn
Khối cơ quan và
dịch vụ tin học
Bán lẻ văn phòng phẩm
Mr. Binh: 0915 900 286
E-Mail: mrbinh@vpptrangia.vn
Phụ trách kỹ thuật
Hỗ trợ từ xa khi sử dụng thiết bị tin học
Mr. Hân: 0912 159 522
E-Mail: lehan@vpptrangia.vn
Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com
Sản xuất, phân phối các loại cửa cuốn, cửa nhựa uPVC, cửa kính,...
www.hailongjsc.com
Sản xuất các mặt hàng thêu ren - Làng nghề thêu ren Thanh Hà - Hà Nam
www.theuthanhha.com
Sàn giao dịch bất động sản Viễn Đông
www.bdsviendong.com
Website của Công ty Đầu tư và xây lắp Trường Sơn
www.truongsonhn.com.vn
Liên hệ