Các chuyên gia khảo cổ thông báo họ vừa tìm thấy hóa thạch rất nhỏ của loài vi sinh vật từng có mặt trên trái đất cách đây 3,43 tỉ năm. Hóa thạch này được cho là cổ xưa nhất, từng tồn tại trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt và thiếu oxy.
Ảnh minh họa
Loài vi sinh này được tin là phát triển mạnh trong môi trường lưu huỳnh phun trào từ núi lửa. Hóa thạch nhỏ đến mức không thể nhìn được bằng mắt thường mà phải qua kính hiển vi. Chúng được tìm thấy giữa các hạt cát trên bãi biển lâu đời nhất thế giới Strelley Pool thuộc vùng Pilbara xa xôi ở miền tây nước Úc.
Báo Daily Mail dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ David Wacey tại đại học Tây Úc cho biết, trên trái đất ở môi trường rất hiếm hoặc không có ôxy thì sự sống phải phát triển theo phương cách khác để tồn tại. Khả năng hô hấp với lưu huỳnh là một trong những giai đoạn đầu để chuyển đổi từ thế giới phi sinh học sang thế giới sinh học.
Một số chuyên gia lại cho rằng hóa thạch lâu đời nhất trên thế giới là stromatolites với ít nhất là 3,5 tỉ năm tuổi, nhưng giáo sư Martin Brasser tại Đại học Oxford thì cho rằng đó là hóa thạch được hình thành thông qua phản ứng hóa học hơn là hóa thạch tự nhiên.
Theo Tạ Xuân Quan (Thanh niên online)
Các tin mới hơn:
Các tin đã đưa: