Hotline: 0351 858 9999

Giá thực phẩm tăng, chợ ế

Đi kèm với đà tăng giá tại gần như tất cả các chợ ở Hà Nội là hình ảnh những sạp thịt, quầy rau còn ê hề đến tận trưa, thậm chí chiều muộn.

Đầu giờ sáng thường là thời điểm đông khách nhất, nhưng sạp thịt lợn của chị Tâm tại chợ Nghĩa Tân (Hà Nội) vẫn vắng hoe. Chị bảo, ngày trước, những hôm sát mùng một phải kéo cả chồng hoặc con trai đi phụ bán hàng. Nếu không có người phụ giúp, một mình chị phục vụ không xuể, có khi gặp khách khó tính còn bị dỗi. Còn từ nửa tháng nay, chị lấy hàng ít đi nhưng chỉ bán được bằng nửa so với trước.

Hàng thịt vẫn vắng vẻ vào 8h30 trước ngày mùng một. Bình thường, thời điểm này là lúc những người bán hàng phục vụ khách không kịp
Hàng thịt vẫn vắng vẻ vào 8h30 trước ngày mùng một.
Bình thường, thời điểm này là lúc những người
bán hàng phục vụ khách không kịp. Ảnh: Tuệ Minh

Chị Hiền bán thịt lợn tại chợ Thái Hà cũng than thở, hôm 31/3, ngồi từ sáng đến 12h trưa, chỉ bán được hơn ba cân thịt cho 10 khách. Giá tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, khách đến toàn mua 2-3 lạng, làm lượng bán giảm mạnh, chị nhận xét.

Trước đây, cả giao nhà hàng và bán lẻ cho người dân, chị vẫn bán được khoảng 50 kg, có khi gần 1 tạ mỗi ngày. Khoảng nửa tháng nay, doanh số bán hàng sụt đáng kể. Mỗi ngày, chị chỉ nhập về khoảng 25-30 kg, trong số đó đã có 15 kg giao cho nhà hàng. Số còn lại gồm cả thịt, xương và nội tạng bán lẻ từ sáng tới chiều mà có hôm vẫn ế. Hiện tại, giá bán thịt lợn nạc thăn tại chợ này phổ biến 120.000 đồng một kg, các loại khác khoảng 100.000-110.000 đồng.

Bà Vân, nhà ở đường Đặng Tiến Đông vẫn hay mua rau củ, thực phẩm ở đây bảo, mỗi lạng thịt đã đắt hơn trước 1.000-2.000 đồng, tính đơn lẻ thì không đáng gì, nhưng về lâu dài, mỗi thứ đắt lên đều mỗi tốn. Nhà có bốn người, bình thường bà Vân vẫn mua khoảng 4 lạng rưỡi thịt, nhưng từ lúc mặt hàng này lên giá, bà cắt xuống chỉ còn 4 lạng.

Những loại thực phẩm khác như thịt bò, gà cũng trong tình trạng vắng khách
Những loại thực phẩm khác như thịt bò,
gà cũng trong tình trạng vắng khách. Ảnh: Tuệ Minh

"Ế ẩm, chán" cũng là những câu cửa miệng của nhiều tiểu thương kinh doanh rau củ, thực phẩm tại nhiều chợ như Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Ngọc Khánh, Thành Công...

Cô Tuyết, bán rau tại chợ Thành Công than thở, đi lấy hàng, khổ nhất là cứ phải tính toán làm sao để bán được hết trong ngày vì rau để lâu sẽ không bán được. Bình thường, cô vẫn đều đặn lấy nhiều loại, mỗi thứ một ít; từ khi bán chậm hơn, cô tăng cường các loại củ, quả như su su, cải bắp, hành tây, đậu quả hay các loại khoai... để có thể bán dài ngày. Trước cô bán hết một xe rau đầy, nhưng giờ chỉ dám lấy bằng hai phần ba, mà vẫn có hôm ế.

Có hôm thấy rau cải bán rong rẻ, chỉ 1.500 đồng một mớ cô mua 20 mớ và phải bán hai ngày mới hết. Theo cô, cũng có thể do quá "tham", bán giá 2.500 đồng một mớ, nên mới ế. "Nhưng cả chợ toàn bán thế, hàng nào bán rẻ hơn sẽ bị cho là phá giá. Mà cũng sợ khách quen mua rẻ rồi, lần sau không tìm được nguồn hàng giá rẻ, thì mất hết khách", cô chia sẻ.

Bán hàng khó khăn, nhiều người kinh doanh rau củ chọn cách nhập những mặt hàng củ, quả để có thể bán dài ngày
Bán hàng khó khăn, nhiều người kinh doanh rau củ chọn cách
nhập những mặt hàng củ, quả để có thể bán dài ngày. Ảnh: Tuệ Minh

Làm nghề mổ lợn thuê gần chục năm, anh Hùng ở Từ Liêm tiết lộ ngay cả lúc hàng khan miễn là chấp nhận giá của lò mổ thì lấy bao nhiêu cũng được. Song lò mổ cũng ít khi tự ý nâng giá, mà chỉ tăng khi giá bán từ các trang trại đưa hàng về đội lên. Do đó, lý do "vì giá lấy tại lò đã cao nên người bán phải bán cao" như giải thích của người bán hàng không hợp lý.

Theo anh, giá bán tại lò mổ phụ thuộc vào định mức bán hàng trang trại đạt được. Chẳng hạn, mỗi tháng, trang trại sẽ cung cấp 1.000 con lợn cho toàn bộ các lò mổ tại Hà Nội, giá ổn định ở mức 50.000 đồng mỗi kg. Nhưng khi lò mổ chỉ có nhu cầu nhập 800 con, thì trang trại hạ giá xuống để "đẩy" được đủ định mức 1.000 con nên giá chỉ còn khoảng 48.000 đồng một kg.

Bù lại, tháng nào nhu cầu lò mổ cao, lên tới 1.200 con, thì giá lại đẩy lên đến 53.000- 55.000 đồng mỗi kg. Chi phí vận chuyển đến các đầu mối bán lẻ cũng chỉ tăng thêm khoảng 10% nên cũng không đến mức tiểu thương phải điều chỉnh giá cao như hiện tại.

Theo Tuệ Minh (VnExpress)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Liên hệ
Hotline
0351 858 9999
Khu vực TP. Phủ Lý
Bán buôn văn phòng phẩm
Mr. Tiệp: 0912 368 522
E-Mail: mrtiep@vpptrangia.vn
Tuyến huyện
Bán buôn văn phòng phẩm
Mr. Anh: 0912 368 522
E-Mail: mranh@vpptrangia.vn
Khối cơ quan và
dịch vụ tin học
Bán lẻ văn phòng phẩm
Mr. Binh: 0915 900 286
E-Mail: mrbinh@vpptrangia.vn
Phụ trách kỹ thuật
Hỗ trợ từ xa khi sử dụng thiết bị tin học
Mr. Hân: 0912 159 522
E-Mail: lehan@vpptrangia.vn
Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com
Sản xuất, phân phối các loại cửa cuốn, cửa nhựa uPVC, cửa kính,...
www.hailongjsc.com
Sản xuất các mặt hàng thêu ren - Làng nghề thêu ren Thanh Hà - Hà Nam
www.theuthanhha.com
Sàn giao dịch bất động sản Viễn Đông
www.bdsviendong.com
Website của Công ty Đầu tư và xây lắp Trường Sơn
www.truongsonhn.com.vn
Liên hệ