Hotline: 0351 858 9999

Đàm phán FTA: Không chỉ là mở rộng thị trường

Trước đây, việc xác định đối tác để tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) thường do bên “trên” dội xuống và với mục đích là mở rộng thị trường, nhưng trong giai đoạn mới này mục tiêu đàm phán phải đặt cao hơn.

Đây là vấn đề được thống nhất cao tại hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 16/3.

Theo số liệu từ Văn phòng Chính phủ, sau 15 năm tham gia ASEAN, khu vực này đã  trở thành đối tác kinh tế, thương mại số 1 của Việt Nam, vượt qua cả hai đối tác lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Tham gia vào chuỗi thương mại toàn cầu Việt Nam sẽ có cơ hội
mở rộng sản xuất, hạ giá thành, nâng tính cạnh tranh của hàng hoá.

Năm 2010, nhập khẩu từ ASEAN đạt khoảng 16,4 tỷ USD, chiếm 19,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (84,8 tỷ USD). Xuất khẩu sang thị trường này đạt 8,3 tỷ USD, tương đương 11,5% kim ngạch xuất khẩu (72,2 tỷ USD). ASEAN đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của nước ta.

Bên cạnh đó, thông qua các hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các nước đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, New Zealand, hàng xuất khẩu của Việt Nam đang được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế quan.

Theo cam kết, từ năm 2010, Trung Quốc và Hàn Quốc đã bỏ tới 90% số dòng thuế nhập đối với hàng hoá của ASEAN. 96,4% số dòng thuế của Úc và gần 85% số dòng thuế của New Zealand cũng đã ở mức 0% vào 2010. 75% số dòng thuế của Ấn Độ ở mức 0% từ năm 2010 và quốc gia này sẽ tiếp tục đưa lên 90% số dòng thuế đạt 0% vào năm 2016…

Trong giai đoạn 2011-2020, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, mục tiêu của đàm phán các FTA được đặt ra vẫn là thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Các nhiệm vụ cụ thể sẽ hướng vào việc cải thiện cán cân thương mại, ứng phó với các bất lợi trong quá trình tự do hoá thương mại, tăng cường quan hệ, hợp tác song phương, đa phương, tạo cơ hội thuận lợi cho sự chuyển hoá nhanh của đất nước.

Tuy nhiên, theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan thì tình hình hiện nay đã khác trước khá nhiều, chúng ta đang xây dựng chiến lược trong một thế giới có nhiều biến động. Do đó, Việt Nam cần phải xác định những thị trường nào thực sự tiềm năng để tiến hành đàm phán.

“Trước đây, việc đàm phán này thường là do ý muốn chủ quan từ “trên” dội xuống, nay cần có sự tham gia góp ý của các doanh nghiệp”, ông Khoan nói.

Cũng theo phân tích của ông Vũ Khoan, hiện nay thị trường không phải là vấn đề quá lớn đối với hàng hoá của nước ta mà phải là chất lượng tính cạnh tranh của hàng hoá. Hàng hoá của Việt Nam phải tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu thì mới mong mở rộng quy mô sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Điều này mới thực sự là quan trọng chứ không phải là việc Việt Nam thu hút được những dự án có giá trị bao nhiêu.

Bên cạnh đó cũng cần phải xác định được thế mạnh của nước ta trong thời gian tới để thu hút các đối tác. Thời của nhân công giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào đã qua, thế mạnh trong thời gian tới của nước ta là gì?

Tán đồng với ý kiến trên, ông Phạm Quang Lực, Vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp (Văn phòng Trung ương Đảng) cho rằng mục tiêu của nước ta đến năm 2020 là cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, chúng ta cũng nên chọn các đối tác có thể đáp ứng được nhu cầu này.

Theo gợi ý của đông đảo các đại biểu thì phải là các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản EU. Các quốc gia này không chỉ có thị trường lớn mà còn có công nghệ rất cao.

Về vấn đề này, đại diện Bộ Ngoại giao cho rằng ngoài các đối tác tiềm năng là Nhật Bản, Mỹ, EU, Việt Nam cần quan tâm tới đối tác Nga để đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế. Đây cũng là thị trường khá tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta như thuỷ sản, dệt may, da giày, đồ gỗ…

“Tuy nhiên, FTA cũng không phải là con đường duy nhất để chúng ta có thể thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước nên không nhất thiết phải dùng công cụ này để đánh đổi với các vấn đề khác”, vị đại diện Bộ Ngoại giao nhìn nhận.

Ông Nguyễn Đình Hoàn, Vụ hợp tác quốc tế (Văn phòng Chính phủ) cũng chia sẻ rằng tình hình thế giới hiện nay đã khác trước rất nhiều, do vậy, trong đàm phán không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đạt được những lợi ích cao nhất.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp nêu trên, ông Phạm Văn Phượng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, 15 năm qua quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, các diễn đàn đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là bước đầu, thời gian tới Việt Nam cần phải tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi thương mại toàn cầu. Đó mới chính là mục tiêu mà chiến lược đàm phán FTA cần hướng tới trong giai đoạn 2011-2020.

Theo Nguyễn Chi - Y Nhung (VnEconomy)

Các tin mới hơn:

Các tin đã đưa:

Liên hệ
Hotline
0351 858 9999
Khu vực TP. Phủ Lý
Bán buôn văn phòng phẩm
Mr. Tiệp: 0912 368 522
E-Mail: mrtiep@vpptrangia.vn
Tuyến huyện
Bán buôn văn phòng phẩm
Mr. Anh: 0912 368 522
E-Mail: mranh@vpptrangia.vn
Khối cơ quan và
dịch vụ tin học
Bán lẻ văn phòng phẩm
Mr. Binh: 0915 900 286
E-Mail: mrbinh@vpptrangia.vn
Phụ trách kỹ thuật
Hỗ trợ từ xa khi sử dụng thiết bị tin học
Mr. Hân: 0912 159 522
E-Mail: lehan@vpptrangia.vn
Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Nam
www.hanam247.com
Sản xuất, phân phối các loại cửa cuốn, cửa nhựa uPVC, cửa kính,...
www.hailongjsc.com
Sản xuất các mặt hàng thêu ren - Làng nghề thêu ren Thanh Hà - Hà Nam
www.theuthanhha.com
Sàn giao dịch bất động sản Viễn Đông
www.bdsviendong.com
Website của Công ty Đầu tư và xây lắp Trường Sơn
www.truongsonhn.com.vn
Liên hệ